Mô hình Coworking Space hay còn gọi là không gian làm việc chung là xu hướng thiết kế nội thất văn phòng mà ở đó mọi người cùng nhau làm việc, cùng chia sẻ chung một khoảng không gian. Mô hình này phù hợp cho các startup, công ty nhỏ hay freelancer đòi hỏi không gian linh hoạt và nội thất tiện ích. Những vật dụng không cần thiết sẽ bị loại bỏ và ưu tiên sử dụng những chiếc bàn làm việc dài và những thiết bị văn phòng có thể sử dụng chung theo phong cách thiết kế nội thất hiện đại.
Xu hướng thiết kế nội thất văn phòg theo mô hình Coworking Space
Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng theo mô hình Coworking Space
Theo kinh nghiệm của Là Nhà, để văn phòng làm việc luôn tràn đầy không khí tươi vui, năng động, xu hướng thiết kế nội thất văn phòng làm việc thường sẽ tập trung thiết kế các mảng tường có màu sắc nổi bật. Những mảng tường này không chỉ tạo hứng thú, thoải mái cho nhân viên làm việc mà còn là điểm nhấn cho phong cách của doanh nghiệp. Hơn nữa, màu sắc nổi bật còn kích thích tính sáng tạo cho các thành viên trong công ty.
Thiết kế văn phòng phong cách Color Block năng động, hiện đại
Thiết kế nội thất văn phòng không gian mở là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Không gian mở loại bỏ các không gian riêng biệt của những thiết kế truyền thống thay vào đó là mở rộng tối đa không gian chung. Thiết kế mở sẽ làm cho diện tích văn phòng được rộng hơn, thoáng khí tạo một không gian làm việc năng động, sáng tạo tăng cơ hội giao lưu giữa các nhân viên.
Không gian mở làm cho diện tích văn phòng được mở rộng, thông thoáng (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế không gian mở giúp tận dụng tối đa diện tích văn phòng (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất văn phòng hiện đại luôn hướng đến một xu hướng thiết kế xanh để đem lại sự gần gũi với tự nhiên, thân thiện với môi trường. Với Là Nhà, sự kết hợp trang trí nội thất với cây xanh, hoa lá sẽ đem lại một không gian hài hòa, tươi mát tạo cảm giác thư giãn cho nhân viên và hạn chế stress khi làm việc. Ngoài ra, văn phòng xanh còn giúp không gian thêm rộng rãi, giảm cảm giác tù túng, chật chội cho mỗi cá nhân.
Cây xanh và ánh sáng tự nhiên điểm nhấn trong phong cách thiết kế văn phòng “xanh” (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế văn phòng xanh giúp mang lại cảm thoáng mát, dễ chịu cho không gian phòng (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế văn phòng xanh giúp mang lại cảm thoáng mát, dễ chịu cho không gian phòng (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế khu vực pantry và giải trí cho nhân viên không chỉ là một phần quan trọng của môi trường làm việc hiện đại mà còn là một cách để thư giãn, giải tỏa stress và tạo sự kết nối trong nơi làm việc. Khu vực pantry là nơi nhân viên có thể nạp năng lượng bằng việc thưởng thức thức uống và đồ ăn, trò chuyện với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận để đưa ra các giải pháp và ý tưởng mới trong công việc. Đây cũng có thể là nơi để tổ chức các sự kiện, lễ hội trong công ty, từ tiệc sinh nhật đến các hoạt động gắn kết khác.
Thiết kế khu vực pantry và bàn ăn cho nhân viên
Thiết kế khu vực pantry và giải trí cho nhân viên
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc mang tính nghệ thuật đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Thiết kế này có đường nét tự do, màu sắc cá tính mang đến không gian làm việc mới mẻ và tích cực. Giúp tăng khả năng sáng tạo và hiệu suất công việc của nhân viên.
Tường kính với các hình khối màu vàng độc đáo
Tường cầu thang với các ô màu nghệ thuật hút mắt
Cầu thang màu vàng với mảng tường chứa các hình khối ấn tượng
Mỗi phòng làm việc sẽ có chức năng khác nhau và được thiết kế phù hợp để tăng năng suất, hiệu quả công việc. Dưới đây là một số một số kinh nghiệm khi thiết kế nội thất văn phòng theo chức năng mà Kiến trúc sư của Là Nhà muốn chia sẻ đến bạn:
Phòng giám đốc không chỉ là không gian làm việc riêng của người lãnh đạo mà còn là nơi họ tiếp khách và thể hiện quyền lực của mình. Vì vậy, không gian này không những phải tiện nghi, khoa học mà còn phải đảm bảo tính cá nhân hóa. Đồng thời, phòng giám đốc cần được tách biệt với các phòng khác để tạo sự kín đáo và nên sử dụng các màu sắc trung tính sang trọng thể hiện được tầm vóc của người lãnh đạo.
Thiết kế phòng giám đốc hiện đại thể hiện quyền lực của người lãnh đạo và đảm bảo sự riêng tư (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất phòng làm việc giám đốc ấn tượng với màu đen chủ đạo (Nguồn: Sưu tầm)
Phòng nhân viên sẽ ưu tiên thiết kế theo công năng sử dụng và thẩm mỹ. Sử dụng những mẫu thiết kế văn phòng có vách ngăn nhỏ trên bàn vừa tạo sự riêng tư vừa giúp kết nối, trao đổi công việc được dễ dàng hơn. Bố trí bàn làm việc ngang hàng với nhau để tạo không gian thoáng và rộng hơn nhằm tạo sự thoải mái khi làm việc cho nhân viên. Theo Là Nhà, thiết kế phòng nhân viên theo concept nội thất không gian mở sẽ tạo sự rộng rãi, tránh gò bó, ngột ngạt khi làm việc.
Phòng nhân viên ưu tiên thiết kế mở cho không gian làm việc thông thoáng (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất phòng làm việc nhân viên cần đảm bảo tối ưu diện tích và trải nghiệm làm việc thoải mái cho nhân viên (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất phòng làm việc nhân viên cần đảm bảo tối ưu diện tích và trải nghiệm làm việc thoải mái cho nhân viên (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất phòng họp đòi hỏi không gian phải được bố trí cân xứng, hài hòa để tạo không khí trang nhã cho phòng họp. Bàn họp sẽ được lựa chọn với thiết kế tròn hoặc hình chữ nhật để giúp các thành viên dễ dàng trao đổi, quan sát và thuyết trình. Các thiết bị ở phòng họp như máy chiếu, màn hình, bảng,… là những thiết bị cần thiết cho mỗi cuộc họp vì thế nó cần được bố trí ở vị trí trung tâm để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.
Thiết kế nội thất phòng họp hiện đại, chuyên nghiệp và tiện nghi (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất phòng họp phong cách hiện tại
Mẫu phòng họp đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp
Thiết kế nội thất phòng họp sang trọng (Nguồn: Sưu tầm)
Phòng họp được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ hiện đại (Nguồn: Sưu tầm)
Phòng lễ tân và tiếp khách tại văn phòng làm việc chính là điểm đầu tiên mà khách hàng, đối tác, hoặc những người thăm văn phòng của bạn tiếp xúc khi bước vào không gian này. Đây là nơi mà sự chuyên nghiệp, thân thiện và sắp xếp gọn gàng đều phải hiện rõ.
Phòng lễ tân và tiếp khách
Tùy theo nhu cầu và diện tích mỗi công ty mà có thể bố trí thêm một số phòng chức năng khác. Theo Là Nhà, phòng chức năng là nơi để nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện,… vào giờ giải lao nên không gian cần phải tạo được sự thoải mái, vui tươi và tràn đầy năng lượng. Nội thất có thể là bộ sofa êm dịu, những bàn nhỏ để các thành viên ngồi trò chuyện với nhau và có thể tạo điểm nhấn với cây xanh cho không khí dễ chịu hơn.
Phòng chức năng tạo sự thư giãn, lấy lại năng lượng làm việc cho nhân viên (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế pantry phòng ăn đẹp mắt, ấn tượng (Nguồn: Sưu tầm)
Lựa chọn đúng phong cách thiết kế nội thất văn phòng cũng là cách để quảng bá hình ảnh công ty đến với đối tác, khách hàng. Dưới đây là một số phong cách thiết văn phòng đang được ưa chuộng nhất hiện nay:
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại là phong cách đi đầu trong các lựa chọn thiết kế hiện nay. Thiết kế nội thất hiện đại với các đường nét thiết kế tinh tế kết hợp với vật liệu nội thất hiện đại sẽ làm cho không gian làm việc toát lên vẻ sang trọng, chuyên nghiệp. Chất liệu nội thất như gỗ, kính, thép,… kết hợp với ánh sáng và màu sắc trung tính, nhã nhặn sẽ giúp tôn lên được giá trị hiện đại không gian làm việc.
Thiết kế nội thất văn phòng phong cách hiện đại
Phong cách Eco là phong cách thiết kế nội thất văn phòng đưa cây xanh và những vật liệu tự nhiên vào văn phòng, tạo không gian làm việc thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Phong cách Eco giúp nâng cao ý thức sống xanh của các thành viên trong doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. Đặc điểm của phong cách thiết kế này là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, cây và hoa vào văn phòng.
Phong cách thiết kế Eco hòa hợp với thiên nhiên làm tăng cảm hứng làm việc (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế nội thất văn phòng phong cách Eco cho không gian thêm trong lành (Nguồn: Sưu tầm)
Mẫu thiết kế văn phòng công ty theo phong cách Industrial là cách thiết kế mô phỏng không gian làm việc của các xưởng sản xuất công nghiệp. Theo kiến trúc sư Là Nhà, thiết kế sẽ ưu tiên tận dụng hệ thống tường, sàn bằng bê tông, bàn ghế làm việc thường được sử dụng với các chất liệu cứng cáp, có độ bền cao. Ánh sáng tự nhiên trong phong cách thiết kế này được chú trọng bằng các thiết kế cửa kính lớn và hệ thống ánh sáng nhân tạo hiện đại để đem lại không gian rộng, thoáng đãng.
Mô phỏng theo mô hình các cơ sở sản xuất với sàn bê tông là đặc trưng của phong cách thiết kế Industrial (Nguồn: Sưu tầm)
Độc đáo, cá tính với thiết kế nội thất văn phòng phong cách Industrial (Nguồn: Sưu tầm)
Văn phòng phong cách Luxury là thiết kế thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp và quy mô của doanh nghiệp. Đây là phong cách vừa đem được những yếu tố cổ điển vào không gian làm việc, vừa biến tấu để tạo sự mới mẻ, hiện đại. Thông thường phòng chủ tịch, giám đốc sẽ được lựa chọn lối thiết kế phong cách Luxury với những chi tiết nội thất tinh xảo, sang trọng đem lại đẳng cấp, quyền uy cho người lãnh đạo.
Phong cách thiết kế Luxury sang trọng, quyền lực với biến tấu nổi bật về đồ nội thất trong phòng làm việc (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế phòng làm việc sang trọng, quyền lực với phong cách Luxury (Nguồn: Sưu tầm)
Một thiết kế nội thất văn phòng đạt chuẩn luôn đặt mục tiêu đảm bảo nhiều yếu tố, bao gồm cả sự phù hợp về diện tích công năng và tính thẩm mỹ. Mục đích cuối cùng là tạo ra không gian làm việc hiệu quả nhất cho nhân viên và các hoạt động trong văn phòng. Trong quá trình thiết kế, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Phân chia không gian và xác định vị trí của từng phòng ban là một phần quan trọng trong thiết kế, thi công nội thất văn phòng. Chẳng hạn, với phòng tiếp đón khách hàng, thường được đặt gần cửa chính và được thiết kế với màu sắc ấm áp và thân thiện để tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Trong khi đó, phòng làm việc cho nhân viên cần được bố trí một cách hợp lý với diện tích tối ưu để tiết kiệm chi phí thiết kế nội thất văn phòng và thuận tiện cho quá trình làm việc.
Ngoài ra, dựa trên diện tích và mục tiêu sử dụng, việc thiết kế văn phòng cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp. Trong trường hợp không gian hạn chế, việc loại bỏ các chi tiết không cần thiết và tạo không gian thoải mái và thông thoáng cho mọi người làm việc trở nên quan trọng hơn hết. Ngược lại, với không gian rộng lớn, bạn có thể tự do lựa chọn các phong cách thiết kế đột phá và trang trí cầu kỳ để tạo nên một không gian ấn tượng.
Cần phân chia không gian và xác định vị trí của từng phòng ban một cách hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc điểm, văn hoá và phong cách làm việc riêng. Do đó, cần phải linh hoạt lựa chọn thiết kế văn phòng tạo được điểm nhấn riêng biệt cho doanh nghiệp và sự tương thích giữa không gian làm việc cũng như văn hóa công ty.
Thiết kế nội thất văn phòng cần phù hợp và thể hiện được văn hoá doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong tạo ra môi trường làm việc thoải mái và tăng cường hiệu suất công việc. Một không gian có ánh sáng vừa đủ sẽ tạo cảm giác dễ chịu và không gây buồn ngủ, giúp nhân viên cải thiện quá trình làm việc.
Ngoài việc sử dụng ánh sáng từ đèn điện, bạn cũng cần cung cấp ánh sáng tự nhiên cho không gian văn phòng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện cho doanh nghiệp mà còn mang lại nguồn sáng tích cực cho nhân viên trong suốt quá trình làm việc.
Cần có sự kết hợp hợp lý giữa hệ thống ánh sáng đèn điện và ánh sáng tự nhiên để tạo ra môi trường làm việc tốt nhất (Nguồn: Sưu tầm)
Việc lựa chọn màu sắc trong thiết kế nội thất cũng đóng một vai trò quan trọng. Màu sắc không chỉ tác động đến chất lượng công việc và tâm lý làm việc, mà còn truyền đi thông điệp của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thường có một màu sắc chủ đạo phản ánh văn hóa và giá trị của họ. Tùy thuộc vào phong cách và mục tiêu của doanh nghiệp, việc lựa chọn màu sắc trong thiết kế văn phòng cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Mẫu thiết kế nội thất văn phòng màu trắng chủ đạo phù hợp với những doanh nghiệp hướng đến sự tinh tế, trang nhã (Nguồn: Sưu tầm)
Chất lượng của nội thất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công nội thất văn phòng và kết quả cuối cùng. Các phong cách thiết kế đa dạng sẽ đòi hỏi sử dụng các loại vật liệu nội thất khác nhau.
Ngày nay, có nhiều loại chất liệu nội thất phổ biến được sử dụng trong thiết kế văn phòng, bao gồm gỗ, kính cường lực, vật liệu giả da và đá hoa cương, tùy thuộc vào mục tiêu thiết kế và sở thích cá nhân của doanh nghiệp.
Tuỳ vào phong cách thiết kế nội thất văn phòng mà lựa chọn nội thất phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)
Lựa chọn các loại nội thất phù hơp với không gian văn phòng (Nguồn: Sưu tầm)
Một yếu tố quan trọng khác đó là phong thủy – yếu tố có thể ảnh hưởng đến tài lộc và thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, thiết kế nội thất văn phòng cần tuân theo nguyên tắc phù hợp với phong thủy, bao gồm việc bố trí vị trí các phòng ban và hướng đón ánh sáng.
Thiết kế nội thất văn phòng đẹp không những phải đảm bảo tiện nghi, thẩm mỹ mà còn cần hợp phong thuỷ (Nguồn: Sưu tầm)
Cần đảm bảo yếu tố phong thủy khi thiết kế nội thất phòng họp (Nguồn: Sưu tầm)
Sử dụng màu sắc nội thất văn phòng phù hợp phong thủy (Nguồn: Sưu tầm)
Cuối cùng, ngân sách đầu tư là yếu tố quyết định việc thiết kế nội thất văn phòng. Việc xác định nguồn kinh phí có sẵn sẽ quyết định về chất lượng và loại hình nội thất có thể sử dụng trong dự án. Việc lên kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý giúp đảm bảo rằng thiết kế nội thất vẫn đạt được mục tiêu công năng và thẩm mỹ.
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng về số các khu vực sử dụng, số lượng nhân viên và phong cách thiết kế. Sau đó, khảo sát và đo đạc thực tế để nắm được hiện trạng của không gian.
Bước 2: Lên ý tưởng và phác thảo sơ bộ mặt bằng để khách hàng hình dung rõ ràng về cách phân bổ không gian. Đồng thời, chọn bảng màu chủ đạo cho đồ nội thất và các vật liệu xây dựng như sơn, gạch và đá.
Bước 3: Dựng phối cảnh 3D bao gồm ánh sáng, màu sắc và các chi tiết nội thất. Sau đó, trao đổi với khách hàng để điều chỉnh đúng ý và hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật để phục vụ cho quá trình thi công.
Bước 4: Lập dự toán chi phí với từng hạng mục. Nếu hai bên thống nhất các điều khoản về thời gian và điều kiện thanh toán thì tiến hành ký kết hợp đồng thi công.
Bước 5: Tiến hành thi công phần thô và hoàn thiện lắp đặt nội thất. Trong giai đoạn này, đội ngũ thiết kế sẽ giám sát công trình để đảm bảo các hạng mục được thực hiện đúng thiết kế đã duyệt.
Bước 6: Sau khi hoàn thiện công trình, kiến trúc sư sẽ kiểm tra lại toàn bộ về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật. Nếu mọi thứ đã đúng như kế hoạch thì tiến hành bàn giao công trình và hướng dẫn sử dụng nội thất.
Một số mẫu thiết kế nội thất phòng họp mà bạn có thể tham khảo (Nguồn: Sưu tầm)
Khi lựa chọn đơn vị thi công nội thất cho văn phòng của bạn, có một số tiêu chí quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo bạn chọn một đối tác phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để cân nhắc: